Mẹo sử dụng bỉm đúng cách để Bé yêu không bị hăm da

Mùa đông các mẹ hay “lạm dụng” bỉm nhiều hơn với suy nghĩ giúp trẻ ấm hơn, sạch sẽ hơn, không bị nhiễm lạnh khi tè dầm ướt quần. Tuy nhiên, điều này lại là nguy cơ dẫn tới việc bé bị hăm tã, khô da hoặc có thể ảnh hưởng tới vùng sinh dục của bé. Sau đây là mẹo sử dụng bỉm đúng cách để các mẹ bảo vệ sức khỏe của bé ạ:

Các điều mẹ cần lưu ý khi chọn bỉm cho bé

Mẹ nên chọn mua các thương biệu bỉm rõ ràng, đã được kiểm định cất lượng là an toàn cho bé, không nên mua các loại bỉm, tã không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Mẹ chọn bỉm phù hợp với kích cỡ và cân nặng của bé, không nên mua loại bỉm quá chật hay quá rộng bởi nó sẽ khiến bé nhà mình khó chịu hoặc không phát huy tối đa tác dụng thấm hút.

Mẹ chọn thời điểm thay bỉm, tã phù hợp cho bé

Đối với những em bé ở tháng đầu sau sinh, mẹ nên thay bìm cho bé từ 2-3h một lần, khi bé đại tiện thì mẹ phải thay ngay lập tức. Thời điểm thích hợp để thay bỉm cho bé là sau khi bé tè ra bỉm hoặc đại tiện, bỉm qua một đêm cần thay cái mới cho bé.

Mẹ cần vệ sinh vùng kín cho bé trước khi thay bỉm

Trước khi mẹ thay bỉm cho bé, cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hăm da cho bé. Khi bé đại tiện xong, mẹ dùng giấy vệ sinh mềm, chuyên dụng lau thật sạch lau phần bên ngoài trước rồi sau đó dùng nước ấm và một chút nước vệ sinh vùng kín cho bé nhà mình. Khi thay tã cho bé, cần phải lau sạch vùng bẹn, mông bằng nước ấm và dùng khăn bông thấm khô hoặc để cho mông da bé khô hẳn mới bắt đầu thay tã mới.

Một số kĩ năng, nguyên tắc khi mẹ thay bỉm, tã cho bé

Do da bé cực kì nhạy cảm, mềm yếu trước sự xâm nhập của vi khuẩn, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay tã cho con Luôn đặt một tay lên trên người bé nếu mẹ phải quay người lấy vật dụng nào đó Ngay sau khi mẹ cởi bỏ bỉm, tã cho bé, mẹ đặt bé lên bàn thay hoặc lên trên giường và không nên làm những việc khác cùng lúc. Nếu trường hợp bắt buộc phải ngừng thay bỉm thì phải đặt bé vào nơi an toàn hoặc bế bé theo, không được để bé một mình trên bàn thay hoặc trên giường vì có thể bé sẽ vặn mình và bị rơi xuống đất gây nguy hiểm. Khi mẹ thay bỉm, tã cho bé hãy liên tục cười nói, giao tiếp với bé hoặc hát cho bé nghe, điều này sẽ kích thích các giác quan của bé, giúp bé cảm thất thích thú và thoải mái hơn.

Mẹo đóng bỉm đúng cách giúp bé không bị hăm da

Đối với bé trai, mẹ chú ý để bộ phận sinh dục của bé chúi xuống để khi bé tiểu, nước sẽ không bị trào ra ngoài. Mẹ lưu ý đặt miếng tã dồn về phía trước dài hơn nhé! Đối với bé gái, khi bé tiểu tiện, nước tiểu sẽ tập trung phần nhiều ở vùng giữa hoặc phía sau tã nên khi đóng bỉm cho bé mẹ lưu ý đặt miếng tã dịch ra phía sau để tránh bị tràn nước tiểu ra bên ngoài. Để tránh để bé bị hăm da, mẹ có thể dùng thêm kem chống hăm, phấn rôm bôi nhẹ nhàng lên vùng đóng bỉm hoặc vùng hăm da trước khi đóng bỉm, mặc tã mới cho bé. Mẹ tuyệt đối lưu ý không cho bé mặc tã, bỉm cả ngày để tránh da bé bị vi khuẩn xâm nhập và thói quen dẫn đến đi tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát.

Hi vọng với những thông tin trên mẹ nhà mình sẽ có được những mẹo sử dụng bỉm, tã đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà mình.

1 thought on “Mẹo sử dụng bỉm đúng cách để Bé yêu không bị hăm da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *